Bất động sản hướng núi nâng tầm cạnh tranh trên thị trường

Tin thị trường

Gần đây, bất động sản hướng núi được nhắc đến nhiều hơn trong các thảo luận về đầu tư. Loại hình này đang là điểm đặt nhiều kỳ vọng cho sự khởi sắc của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng giai đoạn sắp tới.

Nhắc đến du lịch hay nghỉ dưỡng, chúng ta đã quá quen thuộc với sự thịnh hành của các căn biệt thự, villas hay homestay biển. Suốt một thời gian dài đứng ở vị trí top đầu, bất động sản biển không chỉ có chỗ đứng quan trọng mà còn khá “kiên cố” trong trong giới đầu tư.

Tuy nhiên, trong các nhận diện về tiềm năng và cơ hội từ sau đại dịch Covid-19 đến nay, các chuyên gia không ngừng đặt ra những kịch bản về yêu cầu và xu thế bắt buộc phải đổi mới của thị trường. Tư duy của khách hàng hiện đại đang thay đổi từng ngày, chúng ta không thể giữ mãi những tiêu chuẩn, nhu cầu đã cũ. Có lẽ vì vậy mà bất động sản hướng núi bất ngờ được gọi tên trở lại.

Điều gì làm nên sức hút của bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi? Loại hình này có thực sự đủ lực để cạnh tranh?

Bất động sản biển cũng sẽ bước vào giai đoạn bão hòa

Đây là nhận định của các chuyên gia bất động sản sau khi xem xét, phân tích quá trình phát triển của bất động sản biển những năm qua. Ở thời điểm mới xuất hiện, thật khó để có thể tìm ra sự thay thế tương xứng cho các sản phẩm ven biển. Hiếm bất động sản nào lại có nhiều ưu điểm hội tụ đến như vậy: cảnh quan, sang trọng, thời thượng và đẳng cấp,…

Tuy nhiên, từ năm 2018, những dấu hiệu bất cập liên quan đến vấn đề pháp lý đã bắt đầu xuất hiện trong nguồn cung tại các thị trường như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang,… Việc chạy đua nguồn cung kéo theo hệ lụy là một số dự án được cấp phép nhanh hơn so với quy định của pháp luật, buộc phải hoãn lại khi bị thanh tra, kiểm tra. Từ đó, quá trình cấp phép trở nên thận trọng và được giám sát nghiêm ngặt, đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn cho chủ đầu tư.

Việc bất động sản biển bước vào sự bão hòa là hệ quả tất yếu phải diễn ra, nguyên nhân là con số lợi nhuận không còn hấp dẫn như trước vì giá đất ven biển ngày càng bị đẩy lên quá cao, có thể nói là chạm ngưỡng. Nhà đầu tư bắt đầu nhận diện rõ hơn rằng cơ hội từ bất động sản biển không còn là “độc nhất” và cần phải có sự chuyển hướng kịp thời nhằm đi trước đón đầu. Bất động sản hướng núi được xem là làn gió mới hoàn hảo để tìm kiếm những khoản lợi nhuận triệu đô.

Do đó, bất động sản hướng núi tái xuất hiện ở thời điểm này đã tự có cho mình khả năng cạnh tranh khá cao nhờ sự mới lạ ở giai đoạn chuyển giao. Vốn dĩ loại hình này không phải là mới, vì đã từng xuất hiện từ khá sớm nhưng lại ít được để ý đến cho sức hút từ “biển cả” quá lớn và không được nhiều yếu tố hậu thuẫn, như: hạ tầng, thị hiếu, lợi nhuận,… Nhưng chỉ khi thị trường đặt ra yêu cầu về sự đột phá, “đồi núi” mới thực sự được gọi tên và nhìn nhận một cách sâu sắc hơn.

Nội lực phát triển mạnh mẽ bất ngờ “gặp thời”

Về bản chất, bất động sản hướng núi sẵn có một sức hút cực kỳ lớn, nhất là đối với những ai ưa thích du lịch trải nghiệm, khám phá, mạo hiểm,… Theo thông tin cung cấp từ trang truly.com, trong năm 2017, bất động sản biển tại Hoa Kỳ tăng giá 1,8% trong khi bất động sản hướng núi lại đạt đến 19%. Nguyên nhân của sự chênh lệch này được giải thích là vì cán cân cung – cầu, số lượng sản phẩm bất động sản hướng núi thấp hơn rất nhiều so với hướng biển.

Câu chuyện này đặt ra vấn đề chung cho bất động sản hướng núi, chính là sự hạn chế nguồn cung do cách làm chưa đúng, nhiều yếu tố kìm hãm nhưng về nhu cầu thực sự vẫn rất lớn. Chỉ là ở một giai đoạn nào đó, dưới các tác động khách quan, tâm lý khách hàng thường bị ảnh hưởng theo số đông.

Bàn về bất động sản hướng núi tại Việt Nam, rõ ràng đây là loại hình sản phẩm có nội lực, giàu tiềm năng để phát triển. Một vài ưu thế dễ nhận thấy có thể kể đến:

Thứ nhất, địa hình tự nhiên ưu ái. Việt Nam có đến ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhiều dãy núi cao, đồ sộ, hệ thống các cao nguyên xanh, thảm thực vật phong phú. Đồi núi Việt Nam nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, độc đáo “có 1 không 2”, không khí trong lành, mát mẻ dễ chịu,… Đối với du lịch và nghỉ dưỡng thì cảnh sắc thiên nhiên là yếu tố nắm giữ vai trò then chốt trong việc tạo ra sức hút cũng như tính đặc sắc cho sản phẩm. Trải nghiệm thiên nhiên, núi non hùng vĩ mang đến cho con người cảm giác thoải mái, thuần khiết. Đặc biệt, hướng núi có tầm nhìn khai thác rất tốt, tạo ra sự phóng khoáng mà hiếm loại hình nào có được. Chất liệu nguyên bản phong phú, đa dạng là một dấu ấn rất riêng cho bất động sản hướng núi nói chung, bất động sản hướng núi tại Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, sự đặc sắc trong văn hóa dân tộc. Khu vực đồi núi thường là nơi sinh sống của nhiều dân tộc. Cách họ làm, họ sinh hoạt, phát triển,… đã tạo nên nét văn hóa không thể trộn lẫn, trong chung có chất riêng. Những cộng đồng người này góp phần rất lớn trong việc làm nên các trải nghiệm tuyệt vời cho du khách: trang phục, ẩm thực, đời sống tinh thần, lễ hội dân gian,… Xu hướng du lịch khám phá, nghỉ dưỡng kết hợp trải nghiệm đang dần thịnh hành trên thị trường, du khách mong muốn nhiều hơn ở các kỳ nghỉ thay vì sự hưởng thụ. Văn hóa của các dân tộc là một thứ gì đó mới lạ, khác biệt và luôn có sự hấp dẫn với mọi người.

Thứ ba, tính độc bản. Địa hình đồi núi rất đa dạng, có sự phân tầng với độ cao, độ dốc, tầm nhìn hoàn toàn khác nhau ở những khu vực khác nhau. Do đó, các sản phẩm bất động sản hướng núi gần như rất khó để có sự trùng lặp, vì ở mỗi điều kiện, sẽ có phương án thiết kế tương thích. Tùy vào địa phương đó có những đặc điểm, đặc trưng gì mà bất động sản hướng núi lựa chọn “màu sắc chủ đạo”. Trong cùng một khu nghỉ dưỡng, giữa các căn biệt thự, villas đã có sự khác biệt nhất định.

Sự “gặp thời” của bất động sản hướng núi không chỉ đơn giản là việc đổi gió, giai đoạn hiện tại, loại hình này nhận được sự hậu thuẫn lớn từ 03 yếu tố:

Thứ nhất, xu hướng nghỉ dưỡng thuận tự nhiên lên ngôi. Đây là xu hướng đề cao tính kết nối giữa con người với thiên nhiên cũng như sự trân quý đối với chất liệu nguyên bản. Cái gì càng nguyên sơ, thuần khiết, ít bị con người tác lại càng có giá trị. Vùng đồi núi còn chưa bị khai thác quá nhiều, là nền tảng rất tốt để phát triển xu hướng này.

Thứ hai, nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ hai vẫn rất cao. Con người đang thay đổi tư duy theo hướng đề cao giá trị sống, nâng tầm chất lượng trải nghiệm về tâm hồn, trí tuệ, tinh thần. Ngôi nhà thứ hai là nơi họ tìm về với các cảm giác thoải mái chân thực nhất, phục vụ cho chính mình, thể hiện đẳng cấp cá nhân, đồng thời cũng là công cụ giúp hái ra tiền.

Thứ ba, xóa bỏ các rào cản về hạ tầng. Đối với du lịch, giao thông chính là chìa khóa quyết định lượng du khách đối với địa phương. Địa hình núi vốn hiểm trở, nếu không có giao thông thuận tiện thì rất khó để khách hàng lựa chọn. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến bất động sản hướng núi bị lãng quên suốt một thời gian.

Chính vì vậy, thời gian qua, địa phương cũng như các cấp quản lý đã bắt đầu chú trọng đầu tư hơn vào nhiều dự án hạ tầng trọng điểm. Trước mắt là hoàn thiện hệ thống giao thông ở các tỉnh, huyện, xã,… sau đó là các cung đường kết nối liên tỉnh, toàn khu vực nhằm tạo ra bệ phóng bền vững về lâu dài. Theo ghi nhận, các thay đổi này diễn ra khá toàn diện, bao gồm đường thủy, đường hàng không và đường bộ. Nút thắt giao thông được gỡ bỏ, bất động sản hướng núi có thêm cơ hội rộng mở để thể hiện sức hút, tiềm năng và giá trị của mình.

Cuộc chạy đua của các doanh nghiệp và địa phương

Tín hiệu tích cực từ bất động sản hướng núi đã mở màn cho cuộc chạy đua ráo riết giữa các địa phương. Không chỉ đơn thuần là sức hút từ lợi nhuận của chiếc bánh ngon mà nhìn xa hơn, đây sẽ là động lực cực kỳ lớn tạo ra sự thay đổi diện mạo, vị thế trong mắt giới đầu tư. Do đó, những gì cần làm đều được nỗ lực thực hiện.

Chúng ta hiện nay có khá nhiều địa phương có khả năng phát triển mạnh về bất động sản hướng núi, như Mộc Châu (Sơn La), Sapa (Lào Cai), Lai Châu (Điện Biên), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt, Bảo Lộc, Bảo Lâm (Lâm Đồng),… Nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản cũng đã nhanh tay triển khai dự án nghỉ dưỡng, dịch vụ, giải trí tại đây. Số lượng khách hàng quan tâm vẫn tăng nhiệt từng ngày.

Có 02 loại hình bất động sản hướng núi dự đoán sẽ tiềm năng tại Việt Nam:

Mô hình biệt thự, villas, homestay nghỉ dưỡng hướng núi: các sản phẩm tuy quen thuộc nhưng được thiết kế trên địa hình đồi núi để thêm phần độc đáo. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi tư duy nhạy bén, biết sử dụng chất liệu tự nhiên để kiến tạo hệ sinh thái đa giá trị.

Căn hộ nghỉ dưỡng trên núi (condotel núi): sự hiện đại, cao cấp, tiện nghi của mô hình này sẽ đáp ứng được nhu cầu cho các du khách muốn trải nghiệm sự thời thượng trong không gian thuần tự nhiên.

Da Naur villas & homestay – khu nghỉ dưỡng chuẩn mực thượng lưu tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng ra mắt vừa qua là cái tên đã lựa chọn mô hình villas, homestay để khai thác thế mạnh tự nhiên. Trên nền địa hình bậc thang, Da Naur hình thành khuôn viên đẳng cấp nhưng mang đậm hơi thở của đại ngàn. Nội khu có khá nhiều tiện ích là chất liệu tự nhiên, mang màu sắc văn hóa bản địa rõ nét. Giá bán chỉ 14 triệu/m2, Da Naur villas & homestay được đánh giá là bước đi tiên phong của bất động sản hướng núi theo sát xu hướng thuận tự nhiên và wellness.

Bất động sản hướng núi nhìn nhận một cách khách quan, đang bước vào thời kỳ có đủ yếu tố để cạnh tranh và thăng hạng trên thị trường.

033 843 0897